Thiết kế nội thất phong cách công nghiệp (Industrial design) đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay và dần trở nên phổ biến trong không gian nhà ở, quán café, văn phòng, cửa hàng, showroom,… Phong cách thiết kế này được nhiều người trẻ lựa chọn bởi nó thể hiện nét cá tính, độc đáo, mạnh mẽ, mang đậm chất cá nhân. Cùng tìm hiểu phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là gì và nét đặc trưng riêng của nó trong bài dưới đây.
-
Thế nào là thiết kế nội thất phong cách công nghiệp
Phong cách thiết kế Industrial xuất hiện sau khi cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu suy thoái dần vào những năm đầu của thế kỉ 20. Dẫn đến hàng loạt nhà máy tại Tây Âu đóng cửa, các xưởng sản xuất chuyển dần tới những quốc gia có chi phí lao động thấp. Điều này khiến cho những tòa nhà này bị bỏ hoang. Nhiều người dân lao động thu nhập thấp không có chỗ ở đã cải tạo và biến các xưởng này trở thành khu dân cư.
Các kiến trúc sư thời kì đó giữ lại những nét đặc trưng của nhà máy sản xuất đó là các bức tường để trần, sàn thô, cửa sổ kính lớn và sáng tạo, biến tấu thêm các chi tiết khác cho phù hợp với cuộc sống sinh hoạt của người dân. Từ đó hình thành nên phong cách Industrial mà đến bây giờ đây vẫn là phong cách được ưa chuộng trên thế giới.
-
Đặc điểm phong cách thiết kế nội thất công nghiệp
Màu sắc chủ đạo trong thiết kế
Gam màu trung tính thường được chọn để làm màu chủ đạo cho không gian thiết kế phong cách nội thất công nghiệp nhằm toát lên được vẻ độc đáo, đơn sợ, mộc mạc và cá tính của nó. Các màu đen, xám, navy, trắng, gỗ nâu sậm là những màu chính mà người thiết kế thường sử dụng. Tuy nhiên, nếu chủ nhà cảm thấy những màu này quá tối, bạn có thể thay đổi phá cách thông qua các gam màu ấm hơn nhưng đừng quá lạm dụng chúng bởi điều này sẽ dễ đánh mất nét đặc trưng của phong cách nội thất Industrial.
Chất liệu vật liệu
Đây được xem là một phong cách hiện đại do đó vật liệu thường sử dụng là các vật liệu mới như gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, kim loại, gạch nung. Trong phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất chúng ta dễ dàng bắt gặp những chiếc bàn, kệ gỗ hay tủ gỗ thô mộc, những chiếc đèn, chân bàn ăn hay các đồ vật trang trí được làm từ sắt, thép tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Thiết kế tường thô
Những bức tường tô, đó có thể là tường bế tông, hoặc gạch thô, hay ốp gỗ mộc tự nhiên là đặc điểm dễ nhận biết nhất trong các không thiết thiết kế theo phong cách thiết kế Industrial. Mục đích của việc sử dụng những yếu tố thô sơ này chính là tạo nên một không gian giả lập trông giống như những công xưởng ngày xưa, vừa đơn giản, mạnh mẽ nhưng lại thể hiện được tính nghệ thuật đặc trưng của phong cách này. Tất cả đều được thiết kế có chủ đích của nó.
Thiết kế sàn và trần nhà
Gạch hoa hay gạch lát sàn hiếm khi được sử dụng trong phong cách này. Thay vào đó các chật liệu bê tông và gỗ là phổ biến nhất. Người thiết kế có nhiều lựa chọn cho thiết kế trần và sàn, trần bê tông sàn gỗ hoặc ngược lại. Đây cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy trong phong cách công nghiệp. Nếu như trước đây nhà thiết kế lựa chọn để trần không hoặc ít trang trí trần thì ngày nay người ta lại ưa chuộng thiết kế trần bê tông bằng hệ thống ống dẫn mô phỏng ống dẫn cơ khí trong nhà máy xưa, kết hợp cùng hệ thống đèn chiếu sáng để thể hiện rõ hơn phong cách Industrial.
Thiết kế cửa sổ và ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu trong bất kì không gian nào, dù nó được thiết kế với phong cách gì. Căn phòng mang phong cách công nghiệp dễ nhận biết bởi thiết kế cửa sổ rộng khung thép để lấy được tối đa nguồn sáng tự nhiến. Hệ thống đèn chiếu sáng cũng được thiết kế cẩn thận để có thể tỏa sáng cho mọi góc của căn phòng. Không gian và đồ nội thất phong cách Industrial sử dụng các gam màu trầm, sậm do đó nếu không thiết kế ánh sáng đủ căn phòng sẽ thiếu sáng, trông rất tối và làm giảm hiệu quả sử dụng.
Thiết kế cầu thang
Trong những ngôi nhà được thiết kế phong cách công nghiệp thường xuất hiện cầu thang kết nối gác xép hoặc các tầng trong ngôi nhà. Cầu thang cũng là một trong những yếu tố mang đến vẻ khác biệt của phong cách này. Cầu thang được làm bằng kim loại phủ sơn đen với thiết kế cơ bản. Trên bậc thang sẽ được làm nhám để người sử dụng không bị trơn trượt. Ngoải ra, một số nhà thiết kế cũng sử dụng cầu thang gỗ cho phong cách thiết kế này.
Tôi hy vọng bài đăng này đã giúp bạn tìm hiểu thêm về thiết kế nội thất công nghiệp và làm thế nào để có được diện mạo công nghiệp sang trọng trong ngôi nhà của bạn! Còn rất nhiều thứ khác về đồ trang trí công nghiệp và chúng tôi rất nóng lòng được chia sẻ với bạn những đề xuất hàng đầu của chúng tôi về đồ nội thất công nghiệp và đồ trang trí công nghiệp.